Cửa Hàng Bình Đẹp - Bình Đẹp Cần Thơ

Hướng dẫn ngâm rượu chuối hột

Chủ Nhật, 24/09/2023
Bùi Sơn
Hướng dẫn ngâm rượu chuối hột

1. Thông tin chung về cây chuối hột rừng

Cây chuối hột rừng mọc khắp nơi ở Việt Nam nhiều nhất ở ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Tên khoa học là Musa acuminata nằm trong họ Musaceae 

Hình ảnh cây chuối hột rừng trong tự nhiên

Chiều cao của mỗi cây chuối hột dao động trong khoảng 3m đến 4m. Phần phiến lá tương đối dài, mặt bên dưới của lá có thể làm màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh hay kèm theo sọc.

Hoa chuối hột rừng mọc trên phần đỉnh, mọc tương đối thẳng chứ không chũi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa có màu đỏ thẫm. Quả thường xen lẫn với phần hoa, số lượng nải chuối hiếm khi vượt quá 10 nải, phần mo chuối hướng lên trên.

Quả chuối khá to nhưng nhiều hạt, kích thước mỗi hạt dao động từ 4mm đến 5mm. Vì hạt chuối to và xếp dày nên thịt của chuối hột ít hơn chuối bình thường.

Chuối hột rừng tại nước ta gồm 2 loại, gồm chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn. Bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô.

2. Tác dụng của từng bộ phận trên cây chuối hột rừng

Mỗi bộ phận trên cây chuối hột rừng lại có tác dụng riêng. Tuy nhiên Bình Đẹp xin tập trung vào phần quả chuối

. Quả chuối

– Tác dụng của chuối hột theo Đông y:

  • Công năng: Lương huyết, thoái nhiệt, giải độc, lợi tiểu, sát trùng, tiêu cơm và giải phiền khát.

  • Chủ trị: Sỏi đường tiết niệu, bỏng da, bệnh đường ruột, đái tháo đường, tâm nhiệt, cảm nắng, sốt cao, hắc lào,…

– Tác dụng của chuối hột theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Nore-pinephrin, dopamine, catecholamine và serotonin trong chuối có tác dụng trị loét đường tiết hóa, đau tạng phủ và táo bón.

3. Hướng dẫn ngâm chuối hột rừng

Hiện nay trên thị trường có 3 loại chuối hột rừng thành phẩm chủ yếu là: chuối hột rừng tươi, chuối hột rừng thái lát khô hoặc tươi, chuối hột rừng ép bánh, chuối hột rừng nguyên trái đã bóc vỏ phơi khô

Nếu Quý Khách đang có chuối hột rừng tươi có thể sơ chế bằng cách thái lát, phơi khô hoặc xấy, đối với chuối chín chúng ta cũng có thể ép bánh hoặc bóc vỏ phơi khô để trở thành chuối hột thành phẩm

3.1 Sơ chế chuối hột 

Sau khi đã có chuối hột rừng thành phẩm chúng ta bắt đầu sơ chế để ngâm rượu, sau đây là kinh nghiệm riêng của Bình Đẹp Quý khách có thể tham khảo:

Chọn loại chuối hột còn mới không bị nấm mốc

Rang bằng lửa lớn từ 15-20 phút cho chuối hột hơi xém và dậy mùi 

Rửa lại bằng nước sạch để ráo, nếu Quý khách kỹ hơn có thể rựa lại bằng rượu nhẹ

3.2 Chọn rượu ngâm

Rượu ngâm chuối hột có thể là rượu trắng, rượu nếp từ 40-50 độ nên mua từ 

3.3 Chọn bình ngâm rượu

Đây đây cái này quan trọng đây (vì tụi tui bán bình ngâm rượu ^^)

Thường Quý khách mua Chuối hột trên bao bì thường để gói 1kg ngâm từ 5-7 lít rượu. Thực tế nếu chúng ta có 1kg chuối hột bỏ vào bình 5 lít đã chiếm hết bình khi ngâm rượu thì không còn bao nhiêu rượu để uống

Vì vậy, theo kinh nghiệm cá nhân của Bình Đẹp 1kg chuối hột nên ngâm trong bình rượu 7-10 lít, mà theo chúng tôi đẹp nhất là bình 10 lít, rượu ra màu vừa đẹp, vừa đủ thơm ngon lại vừa đủ để mời khách ^^. 

Chúng ta có thể chọn bình thủy tinh hoặc bình gốm đều được bình thủy tinh có thể tảng trí phòng khách cũng rất đẹp, chọn bình gốm thì được cho là có khả năng khử andehit (cách hạ thổ bình gốm khử andehit bên em sẽ ra trong bài gần nhất 

3.4 Cách ngâm 

Cho chuối thành phẩm đã sơ chế vào bình đổ ngập rượu đạy chặt nắp bình, có thể gia cố thêm băng keo hoặc nilong để tránh bay hơi. Để vào chỗ thoáng mát theo kinh nghiệm bên em thì khoảng 3 tháng là dùng được (có chỗ bảo 15-30 ngày ây xin lỗi đi thử rượu đinh lăng xem 15 ngày rượu còn chưa lên màu ra hết chất).  

Trừ loại chuối hột chín ra thì có hậu ngọt dễ uống, các loại chuối xanh có hậu hơi chát chúng ta có thể thêm một ít đường phèn để dễ uống

Viết bình luận của bạn
Liên hệ với chúng tôi

Liên hệ